Bệnh lý đau nhức sườn trái có thể là biểu hiện của một số bệnh như đau dây thần kinh liên sườn, các bệnh đại tràng, viêm tụy, viêm thận, sỏi thận,… Vì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến đau nhức sườn trái, để có thể chữa trị dứt điểm, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, sau đó điều trị đúng cách để có thể giảm đau hiệu quả mà vẫn an toàn cho sức khỏe.
Đau sườn bên trái là bệnh gì và cách điều trị đúng cách
Để xác định nguyên nhân bệnh, ta có thể dựa vào những triệu chứng như thời gian đau nhức, mức độ đau, cơn đau có lan đến các vùng xung quanh hay không, ngoài đau nhức có những triệu chứng như sút cân, ợ chua, buồn nôn hay không.
Nếu như người bệnh chỉ bị đau ở phần sườn trái, cảm giác đau nhói và lan xuống bụng, không đi kèm với những phản ứng như ợ hơi, đầy hơi, khó tiêu thì khả năng cao người bệnh mắc các bệnh lý liên quan đến dây thần kinh liên sườn. Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, những nếu không phá hiện và điều vtrị đúng cách có thể khiến tình trạng đau nhức thêm trầm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt thường ngày.
Để giảm đau dây thần kinh liên xườn, ta có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm, ăn nhiều thực phẩm nhóm B, cơn đau có thể thuyên giảm sau 2 tuần.
Nếu cơn đau không chỉ bắt đầu tại một điểm mà còn lan rộng sang các vùng bên cạnh, đi kèm với triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, cơn đau tăng cao khi ăn các thực phẩm chua cay, kích thích hệ tiêu hóa, gây mất ngủ, thường xuyên có cảm giác căng thẳng thì có khả năng người bệnh mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Các bệnh lý liên quan đến dạ dày rất đa dạng và khá phức tạp, vì vậy ta cần đến gặp bác sĩ để tìm được phương án chữa trị phù hợp.
Nếu người bệnh bị đau nhức khi cơ thể thực hiện các hoạt động thể chất, đau mỗi khi hít thở thậm chí là đau nhức dữ dội ngay khi nghỉ ngơi, thì có thể phần sụn xườn xuất hiện vấn đề. Viêm sụn xườn là một căn bệnh khá phổ biến, là phần xương sụn nối giữa xương sườn và xương ức bị viêm, dẫn tới đa mỗi khi cử động, đi kèm với tình trạng khó thở, buồn nôn. Ta có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc chườm ấm tại nhà, nếu cơn đau không đỡ thì cần đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Nếu xương sườn xuất hiện tình trạng bầm tím, đau dữ dội khi hít vào, có khả năng xương sườn đã bị bầm tím hoặc gãy do những tác động chèn ép từ bên ngoài. Thông thường, xương sườn có thể tự lành trong khoảng từ 3 – 6 tuần. Để đảm bảo xương sườn gãy sẽ không chọc vào phổi, ảnh hưởng đến tính mạng, ta cần đến các bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong thời gian đó, người bệnh hạnchế hít thở sâu, có thể sử dụng thuốc giảm đau, chườm lạnh giúp giảm viêm hiệu quả.
Thông thường, xương sườn thuộc phần ổ ngực, bao gồm rất nhiều bộ phận quan trọng, do vậy nếu phần sườn trái có triệu chứng đau nhức, ta không thể loại bỏ nguyên nhân xuất phát từ các bệnh tim mạch. Các bệnh như viêm màng ngoài tim, suy tim, thiếu máu đến tim đi kèm với những triệu chứng như sốt, hồi hộp, mệt mỏi, khó thở sẽ dẫn đến những cơn đau phần sườn trái. Để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đến bệnh viện sớm nhất nếu có những triệu chứng như trên. Còn để giảm đau tạm thời có thể áp dụng massage trị liệu, sử dụng máy massage !