Vẹo cột sống bẩm sinh là tình trạng cột sống bị biến dạng ở trẻ nhỏ vừa chào đời. Thống kê cho thấy, so với những vấn đề liên quan tới tình trạng cong vẹo bộ phận này khi lớn lớn thì tỉ lệ xảy ra ở trẻ sơ sinh khá nhỏ, chỉ vào 1/10.000.
Khi nhận thấy những bất thường trong quá trình phát triển ở trẻ, nhiều bậc cha mẹ hoang mang và mong muốn nhanh chóng tìm ra giải pháp điều trị. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Điều trị vẹo cột sống bẩm sinh hiệu quả; Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này nhé.
Biểu hiện trẻ bị cong vẹo cột sống
Trẻ sơ sinh thường không có những triệu chứng bị cong vẹo cột sống rõ ràng. Tuy nhiên, ở tầm 6 tuổi trở lên thì bố mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết những khiếm khuyết về ngoại hình của con, khi trẻ có xu hướng bị nghiêng hẳn về một phía, cụ thể:
- Vai: Hai bên vai không đều, xương một bên thường nhô ra so với bên còn lại.
- Xương sườn: 1 bên của xương sườn sẽ lồi ra một cách rõ ràng.
- Hông: Hai bên hông không đều, 1 bên lõm vào trong khi bên kia rồi ra.
Trẻ bị cong vẹo cột sống nên điều trị sớm
Cột sống bị biến dạng bẩm sinh ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của dáng đi, tác động trực tiếp tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể:
- Trẻ gặp khó khăn khi hô hấp, khó hít thở sâu.
- Tủy sống và rễ thần kinh có nguy cơ bị chèn ép, khiến tứ chi bị yếu, suy giảm khả năng vận động, phối hợp giữa các bộ phận, teo cơ.
- Khả năng lao động, làm việc của trẻ bị cong vẹo cột sống yếu hơn so với các bạn cùng trang lứa.
- Một số trường hợp trẻ bị cong vẹo cột sống bẩm sinh còn có thể gặp vấn đề về bàng quang.
Chính vì những tác động như trên nên khi trẻ có dấu hiệu cong vẹo cột sống thì cha mẹ nên đưa tới bệnh viện để khám.
Điều trị cong vẹo cột sống bẩm sinh
Dựa trên mức độ cong vẹo của cột sống mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể:
- Độ cong vẹo dưới 20% thì trẻ có thể tự thực hiện một số bài tập vận động để phục hồi chức năng.
- Độ cong vẹo từ 20 – 45%: Ngoài vận động trị liệu thì trẻ cần kết hợp sử dụng áo nẹp để tránh cột sộng bị cong vẹo nhiều hơn theo thời gian.
- Độ cong vẹo trên 45%: Thường được chỉ định phẫu thuật.
Áo nẹp và vật lý trị liệu giúp hạn chế cột sống không bị cong vẹo nhiều hơn trong giai đoạn phát triển, ngăn ngừa các biến chứng, nhưng không khắc phục được hoàn toàn việc cấu trúc cột sống bị sai lệch. Bản thân phẫu thuật cũng có những rủi ro như người bệnh bị sốc thuốc, hôn mê, tổn thương thần kinh. Ngày nay, điều trị bảo tồn trị liệu thần kinh cột sống được chú trọng. Phương pháp này sử dụng tác động của bàn tay hoặc máy để nắn chỉnh cột sống về vị trí tự nhiên. Nó được thực hiện bởi các chuyên gia trị liệu có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm !
Nguồn: Điều trị phục hồi cong vẹo cột sống với máy vật lý trị liệu: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html