Tình trạng đau xương sườn bên trái là tình trạng khá thường gặp. Cơn đau này có thể gặp được ở bất kì đối tượng nào. Thông thường, cơn đau chỉ kéo dài vài ngày sau đó sẽ tự khỏi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp cơn đau dữ dội và kéo dài không đỡ, khi đó người bệnh cần đến bệnh viện khám chữa nhanh chóng, tránh để bệnh quá nặng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Đau xương sườn bên trái là bệnh gì? Cách masssage giảm đau
Có người bị đau xương sườn trái ở phía trước ngực, những cũng có những người lại thấy đau ở phía sau lưng. Khi bị đau xương sườn, chỉ cần ta hít thở cũng có thể cảm thấy đau nhói như bị đâm vào xương sườn. Những lúc như vậy, ta cần lập tức nghỉ ngơi và dừng mọi hoạt động đến khi cơn đau dịu đi. Nếu bệnh kéo dài không giảm, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Để xác định nguyên nhân chính xác, ta cần đến bệnh viện để được đều trị kịp thời.
Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến đau nhức xương sườn đó chính là do đau dây thần kinh liên sườn.Trong trường hợp người bệnh bị đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau sẽ thường bắt đầu tại một điểm, sau đó lan dọc xuống xương sườn. Biểu hiện của cơn đau thường sẽ là đau nhói, đau giật và có thể lan sang những cùng bên cạnh. Căn bệnh này không quá nguy hiểm, người bệnh chỉ cần gặp bác sĩ để được chỉ định một số loại thuốc giảm đau và chống viêm. Sau 2 tuần các triệu chứng bệnh sẽ biến mất hoàn toàn.
Căn bệnh viêm dạ dày, đại tràng cũng có những biểu hiện là các cơn đau bên sườn trái, có thể lan sang xung quanh. Để phân biệt bệnh này với đau dây thần kinh liên sườn, đau dạ dày thường đi kèm với các triệu chứng như đầy bụng, khí tiêu, buồn nôn, sút cân không kiểm soát,….
Căn bệnh sỏi thận cũng sẽ có biểu hiện đau nhức hạ sườn tria,s đi kèm với đó là khó tiểu, đi tiểu ra máu, đau bụng và lưng dữ dội. Nếu căn bệnh này không được chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Bên cạnh những nguyên nhân trên, cũng có rất nhiều căn bệnh khác có biểu hiện đau nhức sườn trái. Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, ta cần đi đến các bệnh viện để được xác định chính xác nguyên nhân bệnh và chữa trị đúng cách. Trước đó, ta cũng có thể thực hiện một số phương pháp điều trị tại nhà để giảm đau và hạn chế bệnh phát triển.
Phương pháp chườm nóng hay chườm lạnh có thể được áp dụng để giúp giảm viêm và giảm sưng hiệu quả. Ngoài ra, ta cũng có thể thực hiện tự massage tại nhà giúp giảm đau nhức xương sườn hiệu quả. Khi thực hiện massage, cũng như sử dụng máy massage cho vùng xương sườn mà chưa xác định được đúng nguyên nhân bệnh, ta chỉ nên thực hiện massage thật nhẹ nhàng và cần tuân theo đúng những kỹ thuật massage được hướng dẫn.
Đầu tiên, ta xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho đến khi lòng bàn tay ấm lên, có thể kết hợp một số loại dầu massage yêu thích hoặc thuốc bôi để quá trình massage có hiệu quả cao hơn.
Áp hai bàn tay vào vị trí xương sườn, sau đó thực hiện xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1 phút, sau đó tiếp tục thực hiện xoa theo chiều còn lại.
Tiếp theo, ta đặt hai bàn tay ở hai cạnh bên xương sườn, tiếp tục thực hiện miết nhẹ nhàng theo chiều từ trên xuống. Khi miết ta cũng có thể kết hợp day nhẹ nhàng để tạo cảm giác dễ chịu.