Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, thường sẽ có hai tiếng tim bình thường đó là tiếng mở ra và tiếng đóng lại, hai tiếng tim này sẽ diễn ra trình tự theo mỗi nhịp đập của trái tim. Tuy nhiên, ngoài những tiếng tim bình thường này, chúng ta cũng có thể gặp một số tiếng tim khác như: tiếng thổi, tiếng click mở van, tiếng ngựa phi.
Tiếng thổi tim là bệnh gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân do đâu?... Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
Hiểu về tiếng thổi tim
Chính dòng chảy hỗn loạn của máu trong tim đã tạo ra tiếng thổi tim. Để nghe được tiếng thổi sẽ cần phải có sự chênh lệch áp suất ít nhất 30 mmHg giữa các buồng tim, lúc này máu từ buồng có áp lực cao hơn sẽ chảy về buồng có áp lực thấp hơn và tùy theo áp lực bên nào chiếm ưu thế hơn mà có shunt trái - phải hoặc shunt phải – trái.
Tiếng thổi tim xuất hiện có thể là do yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý.
Tiếng thổi bệnh lý
Tiếng thổi bệnh lý hay còn gọi tiếng thổi bất thường có thể xảy ra bởi các yếu tố như:
- Do chứng hẹp làm hạn chế mở van tim làm cho sự hỗn loạn khi máu chảy qua.
- Do tình trạng suy tim gây ra tiếng thổi bất thường, dẫn đến dòng máu chảy ngược khi van không đủ lực để đóng lại, khiến cho hiệu quả tống máu chỉ đạt được một phần.
- Một cơ chế khác đó là do vách liên thất, liên nhĩ không toàn vẹn có thể gây ra tiếng thổi bất thường.
- Ở những phần khác nhau trong chu kỳ tim sẽ có thể nghe được những tiếng thổi khác nhau và tiếng thổi này cũng tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tiếng thổi.
- Tiếng thổi này thường xuất hiện ở những người có bệnh tim thực sự. Nguyên nhân gây ra tiếng thổi bất thường có thể do các bệnh tim như: tim bẩm sinh, bệnh lý van tim, hẹp động mạch chủ.
Tiếng thổi sinh lý
Nó thường không nguy hiểm và cũng không cần can thiệp điều trị. Tiếng thổi này có thể được tạo ra do thiếu máu, khi người bệnh bị sốt hoặc cường giáp, do một số bệnh lý khác.
Tiếng thổi sinh lý thường không gây ra các triệu chứng đáng chú ý, chúng ta có thể có tiếng thổi nhưng không biết điều đó. Khi nghe được tiếng thổi có thể nghe thấy ở trẻ em, chiếm khoảng 40 – 50% và ở người lớn chiếm khoảng 10% tại một số thời điểm trong cuộc sống hàng ngày.
Tiếng thổi sinh lý phổ biến ở trẻ em từ 3 - 7 tuổi và thường không phải là bệnh lý nên không nên quá lo lắng.
Ngoài ra, tiếng thổi sinh lý còn có thể gặp ở những phụ nữ đang mang thai. Nguyên nhân là do khi mang thai, thể tích và lượng máu tăng thêm, khi chảy qua các van tim có thể gây ra tiếng thổi. Tiếng thổi sinh lý có thể to hơn hoặc nhẹ hơn khi người bệnh tập thể dục hoặc bị kích thích tâm lý, sau một thời gian tiếng thổi này thường tự biến mất.
Nhìn chung tiếng thổi ở tim có thể là triệu chứng của một bệnh lý tim mạch, cũng có thể do tập thể dục thể thao quá độ, hay bị kích thích về tâm lý. Khi có những triệu chứng của bệnh các bạn nên tới bệnh viện để khác và xác định nguyên nhân cụ thể.
Để chăm sóc sức khỏe tim mạch chúng ta cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học. Luyện tập thể thao cũng như nghỉ ngơi điều độ. Việc sử dụng các thiết bị tập hiện đại như máy chạy bộ điện sẽ giúp kiểm tra nhịp tim ngay trên máy, giúp điều chỉnh bài tập phù hợp.
Ngoài ra các bạn có thể trang bị và sử dụng ghế massage để thư giãn cơ thể, giữ cho tâm trạng thoải mái, tránh các xúc động không cần thiết.