Đau xương sườn khi mang thai phải làm sao?

Ngày đăng 26/11/2021 10:23

Trong thời kì mang thai, bất cứ biến đổi bất thường nào của cơ thể người mẹ đều hết sức quan trọng và cần được quan tâm tuyệt đối. Rất nhiều bà bầu đã từng cảm thấy cảm giác đau nhức vùng dưới xương sườn trong thời gian mang thai và cảm thấy hoang mang về nguyên nhân và những tác hại của nó đem lại.Trong một số trường hợp, đây chỉ là triệu chứng bình thường, tuy nhiên những cơn đau này cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm và cần được khám chữa kịp thời.

dau-xuong-suon-khi-mang-thai-phai-lam-sao

Đau xương sườn khi mang thai phải làm sao?

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những cơn đau dưới xương sườn đó chính là do áp lực của thai nhi đến phần xương sườn trong thời gian phát triển, đặc biệt là ba tháng cuối thai kì.Trong giai đoạn này, vì kích thước thai nhi đã lớn nên có thể dễ dàng chèn ép lên các cơ quan xung quanh, dẫn đến đau nhức khó chịu. 

dau-xuong-suon-khi-mang-thai-phai-lam-sao-1

Người mẹ cũng có thể cảm nhận được cơn đau do thai nhi thay đổi tư thế hoặc cử động trong bụng mẹ. Ngoài ra, do kích thước và trọng lượng của thai nhi tăng nhanh chóng dẫn đến phần da bụng phải căng ra, khi đó các cơ và xương sườn sẽ phải chịu áp lực rất lớn để chứa đựng em bé. Thông thường những cơn đau này thường không qua dữ dội và vẫn trong mức chịu đựng của người mẹ, tuy nhiên cũng có trường hợp sản phụ bị đau nhức dữ dội, khi đó ta cần đến bệnh viện nhanh chóng để được khám chữa kịp thời.

Trong ba tháng giữa thai kì, thai nhi sẽ thay đổi vị trí để hướng đầu xuống dưới và đưa chân lên trên phía xương sườn. Với vị trí này, khi em bé đạp có thể dẫn đến việc đau tức vùng xương sườn và lồng ngực.

dau-xuong-suon-khi-mang-thai-phai-lam-sao-2

Ngoài ra, biểu hiện đau nhức ở xương sườn cũng có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng như viêm dây chằng tròn, viêm đường tiết niệu, sỏi mật, trào ngược dạ dày, táo bón, tiền sản giật,….
Để giải quyết tình trạng này, ta có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà giúp giảm cơn đau, tuy nhiên cũng có những trường hợp cơn đau là không thể tránh khỏi và sẽ tự biến mất sau khi sinh. Với những trường hợp bị đau nhức do bệnh lý, ta cần theo sát theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

dau-xuong-suon-khi-mang-thai-phai-lam-sao-3

Một số biện pháp người mẹ có thể áp dụng để giảm tình trạng đau nhức như thay đổi tư thế, giữ thẳng lưng, ngực mở rộng để tránh áp lực lên xương sườn, không nên mặc áo ngực bó quá chật sẽ khiến cơn đau thêm nghiêm trọng, cần hạn chế tối đa việc đi giày cao gót, đặc biệt là những tháng cuối thai kì để tránh tăng áp lực lên chân. Người mẹ cũng có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với cơ thể để giúp xương khớp thêm linh hoạt, không chỉ giúp giảm đau mà còn có lợi cho quá trình sinh đẻ.

dau-xuong-suon-khi-mang-thai-phai-lam-sao-4

Cách giảm đau an toàn và dễ dàng nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm tại nhà đó chính là chườm ấm. Ta đắp một chiếc khăn bông ấm lên khu vực bị đau nhức có thể giúp giảm đau và thư giãn cơ. Nên tắm nước ấm để các cơ bắp được làm dịu, giúp cơ thể thư giãn. Ngoài ra, ta cũng có thể thực hiện các bài massage giảm đau, sử dụng máy massage theo chỉ dẫn của bác sĩ.